Mỗi loại sắt thép khi được sản xuất và đưa ra thị trường đều cần phải đáp ứng những quy chuẩn quy ước rõ ràng cũng như mục đích phục vụ nhu cầu nào cho thị trường. Vậy đối với mác thép thì có vai trò gì trong xây dựng, và chúng được phân loại và gọi tên như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mác thép qua bài viết dưới đây.
Mác thép là gì?
Trước khi tìm hiểu những thông tin xoay quanh mác thép, chúng ta cần phải hiểu mác thép là gì? Trong xây dựng hay quá trình thi công, có lẽ người dùng gặp rất nhiều những ký hiệu, thuật ngữ chuyên ngành và đặt ra cho mình câu hỏi mác thép là gì? Câu trả lời chính là những ký hiệu trên thép được dùng để biểu thị ý nghĩa thể hiện đầy đủ cường độ chịu lực của mỗi dòng thép khác nhau.
Đối với các đại lý, nhà phân phối vật liệu xây dựng hay đặc biệt là các kỹ sư có chuyên môn về xây dựng, họ rất dễ có thể nhận biết được mác thép. Đồng thời cũng hiểu được các ký hiệu mác thép của từng dòng vật liệu hơn so với những người tiêu thụ thông thường.
♦ Có thể bạn quan tâm: BẢNG GIÁ SẮT HỘP HÒA PHÁT HÔM NAY
Các loại mác thép đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Cũng như những vật liệu khác trong xây dựng, mác thép được phân ra thành nhiều loại khác nhau phục vụ nhu cầu sử dụng khác nhau. Mỗi loại mác thép sẽ có công dựng và được ứng dụng trong mỗi công trình xây dựng hoàn toàn khác biệt.
Tùy vào tính chất của những công trình xây dựng, các kết cấu hạ tầng thì người dùng sẽ lựa chọn sử dụng loại mác thép phù hợp. Do đó, việc nắm vững được bản chất, vai trò của từng loại mác thép sẽ giúp bạn ứng dụng vào công trình một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn. Vì vậy, khi đã khám phá mác thép là gì ở phía trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại mác thép đang được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay.
Về những loại mác thép được dùng phổ biến nhất trong xây dựng, không thể không kể tới những ký hiệu mác thép như SD295, SD390, SD490, CB300-V, CB400-V, CB500-V, Gr60, Grade 460.
Thường thì mác thép được sử dụng trong xây dựng có ký hiệu SD hay CB. Bạn có thắc mắc rằng tại sao lại sử dụng những ký hiệu mác thép này mà không dùng các ký hiệu khác? Để giải đáp cho thắc mắc này, đó là bởi vì CB là viết tắt thể hiện cường độ chịu kéo của thép, hay nói cách khác là cấp độ bền của thép. Còn C chính là viết tắt của cấp độ và B là viết tắt của độ bền.
Bên cạnh đó là những loại mác thép thường được sử dụng trong kết cấu hạ tầng.
Mác thép được sử dụng nhiều nhất trong kết cấu hạ tầng trên thị trường Việt Nam hiện nay đó là những ký hiệu mác thép SS400, Q235, Q345B,… Trong các bản vẽ xây dựng, ta có thể dễ dàng bắt gặp những ghi chú thép CCT34, CCT38,… Thì đó chính là ký hiệu mác thép cho biết của thép tấm, thép hình và thép hộp.
Các loại mác thép này đặc biệt chuyên được sử dụng trong kết cấu hạ tầng hay xây dựng nhà tiền chế,… Cách đọc các mác thép cũng tương tự như ký hiệu được liệt kê phía trên.
Ký hiệu của các loại thép trên thị trường
Dưới đây là những ký hiệu của các loại thép phổ biến trên thị trường ngày nay.
- Ký hiệu thép miền Nam: Đối với sản phẩm Thép cuộn đến từ thương hiệu thép miền Nam, trên các cuộn sắt phi 6 hoặc phi 8 có dòng chữ nổi VNSTEEL. Thép thanh vằn có ký hiệu V, chữ và số chỉ rõ đường kính và mác thép được in nổi, khoảng cách lập lại các dấu hiệu này từ 1 đến 1,2m tùy vào đường kính cây thép. Thép góc đều cạnh có ký hiệu chữ v trên thanh thép được in nổi khoảng cách giữa hai dấu là từ 1,2 đến 1,4m.
- Ký hiệu thép Hòa Phát: Đối với thép cuộn trơn thì thép Hòa Phát có logo dập nổi ba tam giác và chữ Hòa Phát kèm theo mác thép sử dụng. Đối với thép thanh vằn thì có logo dập nổi ba tam giác và chữ Hòa Phát kèm theo chủng loại và mác thép.
- Ký hiệu thép Pomina: Thép Pomina có hình biểu tượng quả táo đặc trưng sau đó đến mác thép cách nhau chừng 1 – 1.2cm. Logo và mỗi con số thể hiện đường kính cách nhau bởi một gân thép.
- Ký hiệu thép Việt Nhật: Thép Việt Nhật có ký hiệu là hình biểu tượng bông hoa 4 cánh và có các mác thép xây dựng từ d10 đến d51.
- Ký hiệu thép Việt Úc: Thép Việt Úc có ký hiệu là biểu tượng con Kangaroo, kèm dòng chữ V-UC và mác thép CB3 trên thân cây thép.
Các tiêu chuẩn mác thép
Để tránh và hạn chế tối đa trường hợp mua phải thép hàng giả, hàng nhái dẫn đến chất lượng công trình xuống cấp, mác thép cũng được xác minh bằng những tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch theo khu vực. Dưới đây là một số những tiêu chuẩn của máp thép tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo.
♦ Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH ĐO PHI SẮT CHÍNH XÁC TRONG XÂY DỰNG
Theo TCVN 1765 – 75: Thép được kí hiệu bằng chữ cái CT, được chia ra thành 3 phân nhóm A, B, C. Cụ thể:
- Nhóm A – đảm bảo tính chất cơ học. Kí hiệu nhóm này là CTxx. Với xx là số phía sau. Bỏ chữ A ở đầu mác thép. Ví dụ: CT38, CT38n, CT38s là 3 mác có cùng σ > 38kG/mm2 hay 380MPa. Ứng với 3 mức khử ôxi khác nhau. Đó là lặng,bán lặng và sôi tương đương với CT38, CT38n, CT38s
- Nhóm B – đảm bảo thành phần hóa học. Quy định thành phần BCT380,14-0,22)C-(0,3-0,65)Mn
- Nhóm C – đảm bảo tính chất cơ học và thành phần hóa học
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin chi tiết về mác thép là gì cũng như những thông tin xung quanh liên quan tới mác thép. Hy vọng bài viết hữu ích và giúp bạn hiểu thêm về ứng dụng của mác thép và những loại mác thép phổ biến trên thị trường hiện nay.
Công Ty TNHH TM – DV Lộc Hiếu Phát
- Địa chỉ: 55 Trần Nhật Duật, P Tân Định, Q1, Tp. HCM
- Website: https://lochieuphat.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/theplochieuphat/
- Hotline: 0938 337 999 – Hotline 1 – Hotline 2
- Email: lochieuphat@gmail.com