Trong xây dựng, chất lượng – bền vững – thẩm mỹ là 3 yếu tố hàng đầu mà các nhà thầu đặt mục tiêu cho công trình của mình. Để đảm bảo độ chắc chắn và khả năng chịu lực của vị trí dầm móng hay sàn,… người ta thường thiết lập các kết cấu thép nhiều tầng, trong đó phải kể đến kết cấu thép sàn 1 lớp. Cùng Lộc Hòa Phát tìm hiểu kết cấu thép sàn 1 lớp là gì? Có những cách bố trí thép sàn 1 nào là tốt nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa kết cấu thép sàn một lớp
Kết cấu thép sàn 1 lớp là phần kết cấu nằm ở phía đáy của công trình, có khả năng trực tiếp chịu sức nặng và lực tải trọng lớn. Phần này sẽ liên kết với dầm và cột làm trụ đỡ cho thép sàn. Cụ thể: tải trọng sẽ được truyền từ chính dầm tới cột rồi tới móng của công trình. Với nhiều lớp tổng hợp chồng chéo, kết cấu thép sàn 1 lớp luôn là phần thiết yếu trong mỗi công trình.
♦ Có thể bạn quan tâm: CÁC LOẠI SẮT XÂY DỰNG PHỔ BIẾN DÀNH CHO MỌI CÔNG TRÌNH
Những ưu nhược điểm của thép sàn
Thép sàn một lớp là phần thép nhỏ và nhẹ hơn nhiều vật liệu khác. Chúng có điểm cộng là tỷ lệ cường độ trên tổng tải trọng công trình lớn. Mặt khác, kết cấu thép sàn rất đơn giản, dễ sản xuất với số lượng lớn với chi phí phải chăng. Thép sàn rất bền, có khả năng chịu được tác động trong thời gian dài từ bên ngoài. Người ta ước tính một công trình với kết cấu thép sàn tốt sẽ có thể duy trì vững bền trong khoảng vài chục năm.
Ngoài ra, nhiều khách hàng mong muốn sửa đổi và thi công lại công trình của mình. Điều này hoàn toàn dễ dàng với thép sàn một lớp bởi nó có khả năng thích ứng linh hoạt.
Trái lại, thép sàn cũng có những điểm trừ cần lưu ý. Kết cấu này là hợp kim của sắt nên có tính ăn mòn theo thời gian. Công trình sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng của thiên nhiên như những ngày nồm ẩm, những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao dễ có khả năng làm giãn nở. Từ đó sẽ gây bất lợi cho cả công trình.
Cách bố trí thép sàn một lớp chính xác nhất
Muốn thi công hiệu quả, các kết cấu thép sàn cần được thiết kế và sắp xếp trong một vị trí hợp lý. Dưới đây là tổng hợp các cách bố trí thép sàn một lớp chắc chắn và chính xác nhất.
Cách bố trí 1: Thép sàn 1 phương (bản dầm)
Với cách bố trí đầu tiên này, kết cấu thép sàn sẽ được thiết lập một phương – tức là tải trọng của toàn bộ công trình sẽ truyền theo hướng vuông góc tới phần dầm. Trường hợp này được sử dụng khi số lượng thép sàn có tỷ lệ chiều dài không đồng bộ dẫn tới việc tải trọng công trình khó truyền hết tới dầm, thường chỉ theo 1 phương. Ngoài ra, nếu thép sàn có chiều dài và rộng lớn hơn 2 thì quy đổi phần sàn tương đương thép sàn một phương.
Cách bố trí 2: Thép sàn 2 phương (bản kê bốn cạnh)
Trong phương pháp này, tải trọng sẽ được truyền đồng đều trên cả dầm. Trường hợp bố trí thép sàn 2 phương chỉ xảy ra khi thép sàn có tỷ lệ chiều dài và rộng bắt buộc lớn hơn hoặc bằng 2. Thông thường, phương pháp này được sử dụng khi công trình xây dựng có tải trọng ước tính nhỏ hơn 1000kg/m2. Đây cũng là một biện pháp dễ thực hiện mà an toàn trong thi công ngày nay.
Những lưu ý trong thi công kết cấu thép sàn 1 lớp
Để chế tạo và thi công kết cấu thép sàn 1 lớp bền vững, hợp lý và chất lượng nhất cần sự phối hợp của cả kiến trúc sư và chủ nhà. Sau đây là một số lưu ý cần chú ý khi thi công phần thép sàn này.
Xác định chính xác vị trí và hình thức nối của thép sàn
Mỗi công trình sẽ có những thiết kế khác nhau đòi hỏi kỹ sư phải tính toán chi tiết về kích thước vị trí các điểm nối, ước tính chính xác để đưa ra kế hoạch xây dựng công trình có khả năng chịu tải trọng cao. Bên cạnh đó, cần có bản trình chiếu hay bản vẽ thép sàn 1 lớp về hình thức mô phỏng để dễ hình dung.
Chú trọng kết hợp bố trí kết cấu thép sàn hợp lý và bố trí thép sàn rõ ràng.
Để đảm bảo việc xây dựng ít có sai sót cần chỉnh sửa sau khi hoàn thiện, gây ảnh hưởng cho kết cấu thép, kỹ sư cần kết hợp bố trí kết cấu thép sàn với những các phần thiết kế khác như mái nhà,… hợp lý và chính xác.
♦ Xem thêm: SẮT PHI 16 BAO NHIÊU TIỀN MỘT CÂY? THÔNG TIN VỀ SẮT PHI 16
Không sử dụng các loại thép vuông và thép rỗng
Thép vuông và thép rỗng là các loại thép thường được sử dụng trong các dự án cần lắp đặt, sửa chữa hoặc bảo trì liên quan đến các đường ống. Mặt khác chúng không có khả năng chịu tải trọng, dễ dàng gây nguy hại khi thi công. Vì thế, không được phép sử dụng loại thép này làm thép sàn lớp 1 trong xây dựng công trình lớn.
Sử dụng các loại thép chất lượng, tiêu chuẩn làm thép sàn
Tiêu chuẩn đánh giá thép đạt tiêu chuẩn là thép có độ dẻo và độ cứng cao, mềm, dễ thực hiện chế tạo, cắt khoan. Một công trình chất lượng, bền vững là một công trình sử dụng thép đạt chuẩn, đảm bảo độ chắc chắn và an toàn của công trình.
Hiện nay, trên thị trường vật liệu xây dựng có vô vàn những thương hiệu thép nhập từ nhiều nguồn và quốc gia khác nhau song không thiếu gì những nhãn hàng kém chất lượng. Vì vậy, các kỹ sư và chủ thầu nên lựa chọn những công ty thép uy tín với đa dạng các dòng như Lộc Hòa Phát để đảm bảo an toàn xây dựng.
Như vậy bài viết hôm nay của Thép Hà Nội đã cùng các bạn tìm hiểu 1 cách chi tiết về thép sàn 1 lớp, cách bố trí cũng như những điểm quan trọng cần lưu ý trong thi công. Hi vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho bạn.
Công Ty TNHH TM – DV Lộc Hiếu Phát
- Địa chỉ: 55 Trần Nhật Duật, P Tân Định, Q1, Tp. HCM
- Website: https://lochieuphat.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/theplochieuphat/
- Hotline: 0938 337 999 – Hotline 1 – Hotline 2
- Email: lochieuphat@gmail.com