Để đảm bảo tối đa hóa chi phí xây dựng cũng như đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật kiến trúc, bạn phải biết cách lựa chọn kích thước lắp đặt cũng như đưa ra những thông số tính toán phù hợp. Cùng Lộc Hiếu Phát khám phá phương pháp về cách đo phi sắt chính xác nhất trong xây dựng và những kinh nghiệm, lưu ý từ các chuyên gia, kiến trúc sư hàng đầu trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm Phi trong các lĩnh vực
Phi là gì? Phi có nhiều khái niệm khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu. Phi trong vật lý là giai đoạn đầu của dao động điều hòa; Phi trong kiến trúc là biểu tượng đại diện cho đường kính hình tròn hay mặt cắt của các hình khối trụ và cầu. Đối với xây dựng, phi chính là đơn vị đo lường để ước tính vật liệu xây dựng.
Ngoài ra, trong xây dựng các kiến trúc sư tập trung đo lường phi và các thông số của ống nước, ống thép,… Phi tại lĩnh vực này cũng biểu thị cho đường kính của khối dạng tròn, trụ và là đường kính ngoài danh nghĩa gấp 2 lần bán kính ống.
Cách quy đổi thông số phi
Phi là một đơn vị đo lường, được chuyển đổi sang mm và cm để dễ tiếp cận. Thông thường, 1 Phi được quy đổi bằng 1mm tương đương 0,1cm. Tuy nhiên con số trên không phải tuyệt đối. Trong đời thực, mỗi nơi sản xuất sẽ có những quy định khác nhau về Phi nhưng đây là hình thức biểu thị chung cho kích thước của đường ống.
Cách đo phi sắt thép khi xây dựng công trình
Thép là một trong những vật liệu quan trọng nhất để xây dựng nên một công trình kiến trúc. Tuy nhiên, đây cũng được coi là thứ đắt đỏ trong danh sách nguyên vật liệu cần thiết. Vì vậy, làm thế nào để tối ưu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng và sự kiên cố của công trình? Hãy cùng Lộc Hiếu Phát tìm hiểu hai cách đo phi sắt phổ biến, đơn giản mà chính xác dưới đây nhé!
♦ Có thể bạn quan tâm: Báo giá sắt hộp Hòa Phát mới nhất 2023
Cách 1: Tính khối lượng thép trên 1m³ xây dựng
Trong phương pháp này, ta sẽ tập trung vào các dữ liệu số đo của nền nhà, dầm, tầng, cột, tường và cầu thang. Cụ thể công thức được áp dụng như sau:
- Nền nhà (100 – 120kg / m³)
- Dầm (180 – 200kg / m³)
- Tầng (120 – 150kg / m³)
- Cột (200 – 250kg / m³ (nhịp> 5) / 170 – 190kg / m³ (nhịp <5m))
- Tường (180 – 200kg / m³)
- Cầu thang (120 – 150kg / m³).
Sau khi thực hiện phép tính trên, bạn sẽ có được kết quả chính là số thượng thép cần sử dụng cho công trình của mình.
Cách 2: Tính khối lượng thép trên các vị trí cụ thể của công trình
Để tính toán được lượng thép cần sử dụng trong trường hợp này, kiến trúc sư cần khoanh vùng một phạm vi xây dựng cụ thể. Bên cạnh đó, cần thu thập số liệu chính xác thông qua bản thiết kế công trình, yêu cầu của chủ nhà về các vị trí. Chúng ta cần liệt kê được những yếu tố sau: các vị trí, khối lượng thép cần sử dụng xét theo 3 mức độ: phi nhỏ hơn 10, phi từ 10-18, phi lớn hơn 18. Cụ thể tương ứng như sau:
- Móng cột: 20kg – 50kg – 30kg
- Dầm móng: 25kg – 120kg
- Cột: 30kg – 60kg – 75kg
- Dầm: 30kg – 85kg – 50kg
- Sàn: 90kg
- Lanh tô: 80kg
- Cầu thang: 75kg – 45kg
Những điều cần lưu ý trong quá trình tính toán sắt thép xây dựng
Tính toán sắt thép chính xác là điều vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự kiên cố, chất lượng của công trình. Vì thế, chủ thầu cần tập trung để tránh những tổn thất về tài chính và rủi ro trong xây dựng. Vậy chúng ta cần chú ý tới những yếu tố nào?
Xem xét và xác định kỹ các thông tin về địa điểm xây dựng, các chỉ số đo lường và nhiều yếu tố khác
Một trong số những tips giúp quá trình tính toán của bạn trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn là việc bạn thu thập được đầy đủ thông tin cơ bản. Có càng nhiều thông số thống kê của công trình và hiểu về đặc điểm cụ thể của từng vị trí, bạn sẽ có thể đo phi thép hiệu quả hơn. Lưu ý: mỗi công trình sẽ có những yêu cầu khác nhau về đặc điểm thiết kế, cần tập trung xem xét kỹ lưỡng để tránh bị sai sót tính toán.
Tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm
Nếu bạn là một người không có quá nhiều kiến thức về lĩnh vực thi công xây dựng, hãy tìm kiếm một kiến trúc sư lành nghề để đảm bảo về chất lượng công trình bạn đang đầu tư. Đây sẽ là người cung cấp cho các bạn thông tin, kiến thức cũng như cái nhìn thẩm mỹ kỹ thuật và những giải pháp an toàn, tốt nhất cho ngôi nhà của bạn.
Kinh nghiệm mua sắt thép uy tín
Yếu tố đầu tiên cần quan tâm chính là ước tính số lượng sắt thép chính xác. Đây là việc giúp chủ thầu hạn chế được chi phí phát sinh và kiểm soát được đầu vào của công trình. Sau khi tính toán được chính xác số lượng sắt thép cần thiết cho công trình, bạn cũng cần chú trọng vào chất liệu và chất lượng của sắt thép – vật liệu quan trọng nhất trong xây dựng.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện hàng trăm nghìn nhãn hiệu sắt thép với nguồn gốc, xuất xứ đến từ các quốc gia khác nhau song không thiếu những thương hiệu giả, kém chất lượng. Vì thế, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin và đánh giá của khách hàng trước đó để lựa chọn một sản phẩm uy tín nhất. Bạn có thể tham khảo các loại sắt thép của Lộc Hiếu Phát, đa dạng, chất lượng và giá cả phải chăng.
♦ Xem thêm: Thông tin các loại thép xây dựng phổ biến nhất hiện nay
Nhìn chung, bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn định nghĩa về phi và cách thức tính toán đo phi sắt nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hy vọng rằng, với những thông tin trên, bạn có thể áp dụng và lựa chọn được những sản phẩm sắt thép chất lượng nhất để xây dựng được một công trình kiên cố cho riêng mình.
Công Ty TNHH TM – DV Lộc Hiếu Phát
- Địa chỉ: 55 Trần Nhật Duật, P Tân Định, Q1, Tp. HCM
- Website: https://lochieuphat.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/theplochieuphat/
- Hotline: 0938 337 999 – Hotline 1 – Hotline 2
- Email: lochieuphat@gmail.com