Làm chuồng bồ câu bằng sắt như thế nào trở thành điều mà nhiều người nông dân tìm kiếm trong thời gian gần đây. Bởi đây là một lựa chọn rất tốt để nuôi bồ câu sao cho hiệu quả và an toàn. Bài viết sau sẽ bật mí cho mọi người một cách tỉ mỉ và chi tiết nhất.
Lựa chọn mục đích làm chuồng bồ câu
Trước khi làm chuồng bồ câu bằng sắt, mọi người phải xác định rõ mục đích nuôi chim là gì. Bởi tương ứng với mỗi mục đích sẽ có một kiểu chuồng khác nhau. Bạn cần làm rõ điều này để chọn cho minh dạng chuồng sao cho phù hợp nhất.
Chuồng bồ câu sẽ có những mục đích chính như sau:
- Nuôi bồ câu để làm cảnh hay làm thịt?
- Nuôi bồ câu phục vụ kinh doanh hay tham gia cuộc thi?
- Nuôi bồ câu để làm thú cưng?
Đồng thời, bạn cần xác định rõ vị trí đặt chuồng khoa học. Với những chú bồ câu bay thường xuyên, bạn không thể thiết kế chuồng có cấu trúc nguy hiểm. Trường hợp bạn phải thường xuyên đưa chim ra ngoài hoặc nhốt lại thì phải thiết kế cửa mở đảm bảo sự thuận tiện.
>>> Xem thêm: Bảng giá thép hình hôm nay thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn làm chuồng bồ câu ô tròn
Quy trình làm chuồng bồ câu bằng sắt cực kỳ đơn giản nên ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Dưới đây là 3 bước cơ bản nhất, mọi người hãy tham khảo để sở hữu một không gian nuôi chim sao cho ưng ý.
Thiết kế chuồng chim
Đầu tiên, mọi người cần có trong tay bản thiết kế chuồng nuôi chim. Bạn hãy xác định diện tích chuồng và vẽ sơ đồ trên tờ giấy. Để đảm bảo tính chính xác, mọi người nên vẽ chúng trên tờ giấy ô vuông và sử dụng 1 feet với 1 hình vuông của chuồng.
Chuẩn bị nguyên liệu
Khi đã có bản thiết kế, bạn bắt tay vào chuẩn bị nguyên liệu và đầy đủ các dụng cụ sau đây:
- Máy cắt sắt.
- Máy hàn.
- Kìm, búa và thước đo.
- Thanh sắt.
- Bulong, ốc vít.
- Mắt cáo.
Tiến hành làm chuồng bồ câu bằng sắt
Sau khi có đầy đủ các vật liệu cần thiết, mọi người bắt tay vào làm chuồng bồ câu bằng sắt. Các bước thực hiện bao gồm:
Làm khung chuồng
Mọi người hãy đào 4 lỗ để đặt các góc chuồng và đặt 2 thanh sắt 4×4 rồi ghép thêm 1 tấm sắt kích thước 4×4 vào lỗ để cố định. Cứ thực hiện như vậy cho 3 góc còn lại.
Sau đó, đo từ mặt đất lên trên 6 feet và hàn tiếp thanh sắt 2×4 vào 1 góc của thanh 4×4. Tiếp tục các tấm sắt chéo 2×4 vào sàn rồi cắt sao cho phù hợp với kích thước chuẩn.
Tạo mái cho chuồng
Tạo một chiếc khung lớn hơn chuồng và hàn các thanh sắt 2×4 với nhau. Hãy cố định chúng thật chắc chắn và dùng thêm các tấm kim loại để che phủ. Ghim cố định dây màn hình vào các khoảng trống để thông gió.
Tạo tổ cho chim bồ câu
Sử dụng các thanh sắt để làm giá gắn trên chuồng tạo thành giá để làm chỗ cho bồ câu nghỉ ngơi. Sau đó, bạn hãy cắt một vài tấm gỗ tạo thành khu vực để làm tổ. Cuối cùng thêm một cái cửa vào chuồng và gắn bản lề làm chỗ ra vào cho bồ câu.
Làm chuồng bồ câu bằng sắt lưới
Tương tự như cách làm chuồng bồ câu ô tròn, mọi người có thể làm chuồng bồ câu bằng sắt lưới. Quy trình các bước bao gồm:
Chuẩn bị
Các vật liệu mọi người cần chuẩn bị khi làm chuồng bằng sắt lưới:
- Sắt lưới: Chọn kích thước phù hợp.
- Thanh sắt: Làm khung và cấu trúc cho chuồng.
- Máy cắt sắt: Cắt thanh sắt và lưới theo kích thước.
- Máy hàn: Hàn mối nối và khung.
- Kìm, thước và búa.
Thiết kế chuồng và cắt lưới, thanh sắt
Mọi người xác định hình dạng, kích thước chuồng dựa vào số lượng bồ câu. Sau đó lên kế hoạch chi tiết cho từng khung cửa, vách ngăn và nơi ăn uống. Khi định hình chuồng thành công hãy dùng máy cắt để cắt lưới, thanh sắt theo thiết kế.
Lắp ráp chuồng
Hàn các thanh sắt lại với nhau và đảm bảo các mối hàn phải chắc chắn. Tiếp theo, dùng kìm để gắn lưới sắt vào khung bằng cách quấn rồi kẹp lưới vào thanh sắt. Cuối cùng lắp theo phần cửa, vách ngăn, nơi ăn uống vào khung chuồng.
Mẹo khi làm chuồng bồ câu bằng sắt
Mặc dù quy trình làm chuồng bồ câu bằng sắc cực kỳ đơn giản và đã được hướng dẫn chi tiết nhưng nhiều người vẫn gặp phải khôn gits rắc rối khi thực hiện. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn nhanh chóng tạo nơi nuôi chim hiệu quả ngay tại nhà.
- Lựa chọn vật liệu
Mọi người cần phải lựa chọn vật liệu làm chuồng sao cho phù hợp. Hãy cân nhắc về kích thước, vị trí đặt chuồng cũng như điều kiện về thời tiết. Ngoài ra, bạn đừng quên cân nhắc đến kinh phí dành cho việc làm chuồng nhé!
- Tính toán kích thước
Kích thước chuồng ảnh hưởng lớn đến nguồn tài chính mọi người phải bỏ ra. Do đó bạn cần phải tính toán cẩn thận để lựa chọn kích thước phù hợp nhất. Thông thường, mỗi ô chứa 1 cặp chim sẽ có kích thước tiêu chuẩn 40x40x40 cm.
- Máng đựng thức ăn và nước cần phải lớn
Để đảm bảo chim có thể dễ sinh hoạt, bạn nên thiết kế cái máng đựng thức ăn và nước uống đủ lớn. Điều này giúp cho cả đàn chim ăn cùng nhau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn một vị trí sạch sẽ và rải thức ăn lên đó nếu muốn tiết kiệm chi phí.
- Chọn vị trí đặt chuồng
Vị trí đặt chuồng cũng rất quan trọng và bạn nên chọn những nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Hãy chọn nơi cao ráo, yên tĩnh và đảm bảo chúng có đủ không gian thoải mái để sinh hoạt, di chuyển.
- Chuồng phải đảm bảo an toàn
Chuồng bồ câu phải thiết kế để chúng có thể bảo vệ trước sự tấn công từ các loài động vật khác. Đồng thời, phải đảm bảo chúng không bị thoát ra ngoài bằng các lớp cửa bao bọc xung quanh.
- Cân nhắc đến việc vệ sinh chuồng
Trong quá trình nuôi bồ câu, việc vệ sinh thường xuyên là điều rất cần thiết và bắt buộc. Vì vậy khi thiết kế bạn cần nhân nhắc cẩn thận để thiết kế chuồng sao cho quá trình vệ sinh trở nên dễ dàng, tiết kiệm thời gian hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật bảng giá lưới B40 làm chuồng chăn nuôi
Ưu điểm của chuồng bồ câu bằng sắt
Trên thực tiễn có rất nhiều người chọn làm chuồng bồ câu bằng sắt. Lý do chủ yếu nhờ loại chuồng này sở hữu loạt ưu điểm, điển hình như:
Độ bền cao
Sắt là một vật liệu có độ bền rất cao mang đến sự chắc chắn. Điều này giúp chuồng có tuổi thọ lâu dài đồng thời chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt.
Đảm bảo an toàn
Chuồng bằng sắt giúp bạn bảo vệ sự an toàn cho bồ câu trước sự tàn phá của thời tiết cũng như các loại động vật nguy hiểm. Hơn nữa, chúng cũng không dễ bị hư hỏng như những vậ tlieeuj khác.
Dễ vệ sinh
Làm chuồng bồ câu bằng sắt hỗ trợ mọi người dễ dàng trong khâu vệ sinh. Chúng không hút nước nên bạn có thể xịt, lau chùi một cách nhanh chóng. Hơn nữa, loại vật liệu này cũng không bị ẩm mốc giống như gỗ.
Dễ dàng lắp ráp
Bạn có thể lắp ráp chuồng bồ câu bằng sắt sau khi có bản thiết kế. Chúng không cần quá nhiều sự tỉ mỉ giống như chuồng gỗ. Như vậy ai cũng có thể tự mình lắp ráp chuồng một cách dễ dàng.
Linh hoạt tùy chỉnh
Khi làm chuồng bằng sắt, mọi người dễ dàng sửa đổi kích thước, hình dạng của chuồng sao cho phù hợp. Bạn hãy dựa vào nhu cầu cá nhân để thu hẹp hoặc mở rộng khi cần thiết.
Tiết kiệm chi phí
Sắt là một loại vật liệu dễ tìm, giá cả phải chăng. So với gỗ, chuồng làm từ sắt rẻ hơn rất nhiều. Điều này giúp mọi người tiết kiệm một khoản kinh phí không nhỏ khi xây dựng nơi ở cho bồ câu.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách làm chuồng bồ câu bằng sắt dành cho mọi người. Hy vọng bạn sẽ nhanh chóng thực hiện sau khi tham khảo nội dung bài viết. Đừng quên cập nhật trang web mỗi ngày để tổng hợp thêm thông tin liên quan đến các loại vật liệu khác nhé!