157 Ngô Chí Quốc

Bình Chiểu, TP. Thủ Đức

Hotline

0938 337 999 | 0973 044 767

Email

lochieuphat@gmail.com

Thép HRC là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của thép HRC

Thép HRC là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của thép HRC

Trên thực tế, thép HRC được ứng dụng phổ biến và rộng rãi ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chính xác thép HRC là gì, đặc điểm nổi bật và ứng dụng ra sao trong cuộc sống. Cùng Lộc Hiệu Phát tham khảo thông tin chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé! 

Thép HRC là gì?

Trước khi tìm hiểu thép HRC để làm gì thì bạn cần nắm được định nghĩa về loại thép này. Cụ thể, HRC là viết tắt của từ Hot Rolled Coil. Đây chính xác là tên gọi của thép tấm cuộn cán nóng.

Loại thép tấm ở dạng cuộn được sản xuất theo kỹ thuật cán nóng ra thành phẩm. Thép HRC được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau phục vụ cuộc sống và sản xuất công nghiệp. 

Trên thị trường, thép HRC khá đa dạng về loại. Khổ rộng thường tầm 1500mm hoặc 2000mm và trọng lượng ít nhất là 24 tấn. Bề ngoài thép HRC khi mới xuất xưởng sẽ mang màu xanh xám và chuyển dần sang nâu sẫm. Tuy nhiên, nếu là loại nhập khẩu thì thép sẽ có màu vàng do chịu tác động từ hơi nước biển.

Sau khi nắm được định nghĩa thép HRC là gì, bạn có thể tham khảo thông số cơ tính của thép cuộn cán nóng HRC dưới đây: 

  • Đường kính: 500mm – 2500mm 
  • Độ dài cuộn thép: 500m – 2000m 
  • Bề ngang: 300mm – 1500mm
  • Độ dày: 0.7mm – 10.0mm 
  • Trọng lượng cuộn thép: 24 – 40 tấn
  • Mác thép: ST12, Q235, DX51D, DC01, DC04, SPHC, SPCC, CT3, S5400,…
  • Tiêu chuẩn sản xuất: EN10143, JIS 3302, ASTM A653
  • Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn, Nga

Hy vọng qua thông tin trên đây bạn đã biết được thép HRC là gì một cách chính xác nhất.

Thép HRC là gì?

Thép HRC là gì?

♦ Có thể bạn quan tâm: CẬP NHẬT GIÁ THÉP TẤM HÔM NAY

Hé lộ tính năng của thép HRC là gì?

Ngoài định nghĩa thép HRC là gì, bạn cũng cần tham khảo thêm về tính chất của thép HRC bao gồm: 

  • Thép có thể chịu đựng va đập và độ mềm dẻo nổi bật 
  • Có thời hạn sử dụng lâu dài
  • Chống ăn mòn bởi các chất hóa học hoặc tác động từ môi trường bên ngoài
  • Thành phẩm dạng cuộn thuận lợi cho vận chuyển, tối ưu hóa được chi phí và lực lượng lao động 
  • Có giá thành khá thấp

Khám phá những ưu điểm và nhược điểm thép HRC là gì?

Tương tự như vật liệu khác, thép HRC cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:

Ưu điểm của thép HRC

  • Có độ mềm dẻo tốt, khi cán nóng có thể điều chỉnh tạo hình dáng theo yêu cầu một cách tùy ý.
  • Khi sản xuất, các khuyết điểm và tạp chất trong thép đã được loại bỏ
  • Trong quá trình rót thép, xuất hiện các vết nứt, bong bóng nhưng sẽ nhanh chóng liền lại trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao.
  • Thép HRC để làm gì thì vẫn đảm bảo độ bền bỉ cao
  • Bạn hoàn toàn có thể đặt ngoài trời trong thời gian dài mà không lo tác động từ môi trường làm oxy hóa và rỉ sét mất giá trị thẩm mỹ.

Những nhược điểm của thép HRC là gì?

Ngoài ưu điểm nổi bật thì thép HRC cũng có nhược điểm. Cụ thể;

  • Sau khi tiến hành đưa vào công đoạn cán nóng, vỏ kim loại trong thép được ép thành các miếng mỏng, có hiện tượng xếp chồng lớp. 
  • Giai đoạn này thực hiện không hề đơn giản nên yêu cầu thợ có tay nghề cao, giỏi và chú ý tới từng chi tiết nhỏ mới đảm bảo độ bền và vẻ đẹp thẩm mỹ.
  • Công cuộc tiến hành cán mỏng thép HRC cũng có thể làm hư hỏng dọc theo bề dày tấm. Bạn cần phải lưu ý để không tác động sai khiến thành phẩm bị loại vì tách, hư hỏng, không đạt yêu cầu.
Khám phá những ưu điểm và nhược điểm thép HRC là gì?

Khám phá những ưu điểm và nhược điểm thép HRC là gì?

Quy trình sản xuất thép HRC là gì?

Dưới đây là các bước sản xuất thép HRC mà các bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Xử lý quặng khai thác được

Thép HRC được sản xuất bởi quặng khai thác trong lòng đất hoặc khu vực chứa kim loại quý dạng thô. Bạn cần chọn những nguyên liệu như quặng viên, quặng sắt, quặng thiêu kết, các chất phụ gia khác tập trung lại. 

Nguyên liệu đã qua xử lý được đưa vào lò nóng ở nhiệt độ cao. Toàn bộ nguyên liệu nóng chảy ở dạng lỏng, không còn hình dạng như ban đầu.

Bước 2: Tạo dòng thép nóng chảy

Kim loại nóng chảy được đưa tới lò nung cơ bản hoặc lò hồ quang điện. Ở nhiệt độ cao, chúng sẽ được loại bỏ tạp chất không phù hợp để tạo ra thép HRC hữu dụng theo nhu cầu. 

Việc tạo ra mẻ thép như thế nào tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu để điều chỉnh các thành phần hóa học trong đó.

Bước 3: Tiến hành đúc tiếp 

Sau khi nung xong kim loại được đưa tới lò đúc phôi để tiếp tục rèn luyện. Có 3 loại phôi gồm:  

  • Phôi thanh có tiết diện 100×100, 125×125, 150×150, độ dài trung bình dao động từ 6 – 9 -12m. Chúng được sử dụng để cán kéo thép cuộn trong ngành xây dựng hoặc thép có các vằn ở thân.  
  • Phôi phiến là loại sử dụng để cán thép cuộn cán nóng, thép tấm cán nóng, thép cuộn cán nguội.
  • Phôi Bloom được dùng để thay thế hai loại phôi thanh và phôi phiến tùy từng trường hợp nhất định.

Sau quá trình làm phôi, thép được duy trì ở nhiệt độ cao và chuyển sang cán sản phẩm. Hầu hết các nhà máy hoặc xưởng sẽ sử dụng thiết bị công nghệ cao, đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật và thẩm mỹ như yêu cầu.

Bước 4: Cán thép thành phẩm

Phôi hoàn thiện sau khi nung trong lò ở nhiệt độ cao được đưa thẳng vào nhà máy để cán ra thành phẩm theo yêu cầu. Các nhà máy sử dụng phôi như:

  • Nhà máy thép hình (Section mill): Cán tạo ra sản phẩm thép cừ lòng máng, thép ray, thép thanh dùng trong xây dựng, thép hình chữ I, H, V,…
  • Nhà máy thép (wire rod mill): Tạo thép cuộn trơn 
  • Nhà máy thép tấm (Plate mill): Sử dụng thiết bị tạo ra thép tấm đúc
  • Nhà máy thép cán nóng (Hot Strip mill): Có phôi tạo ra thành phẩm cán được thép HRC.

Công đoạn cán thép được thực hiện tại nhà máy cán thép ống hàn. Thành phẩm nhận được sẽ có thép HRC theo đúng yêu cầu cầu và xử lý qua công nghệ chống oxy hóa từ môi trường bên ngoài.

Quy trình sản xuất thép HRC là gì?

Quy trình sản xuất thép HRC là gì?

♦ Xem thêm: THÉP ĐƯỢC CHIA LÀM MẤY LOẠI? THÔNG TIN CƠ BẢN TỪNG LOẠI

Ứng dụng trong cuộc sống của thép HRC là gì?

Với tính năng nổi bật trên đây, chắc chắn bạn đã hiểu thép HRC để làm gì ở nhiều ngành nghề. Cùng khám phá xem ứng dụng của thép HRC là gì nhé: 

  • Ngành sản xuất ô tô: Thép HRC dùng để sản xuất khung xe, sàn xe để có tạo độ vững chắc cho xe. Và những thanh thép HRC này sẽ được sơn màu và sơn chống gỉ.
  • Dùng để trải sàn : Ở các dự án thi công có phần đất bị sụt lún, lầy lội sẽ được lót bằng thép tấm cán nóng HRC giúp các phương tiện di chuyển thuận tiện hơn. 
  • Làm bồn bể: Thép HRC xây các công trình xây bồn bể công nghiệp. Trước khi đưa vào xây dựng, thép HRC sẽ được biến đổi thành thép tấm chống mài mòn.

Như vậy, Lộc Hiếu Phát đã chia sẻ đến các bạn thông tin chi tiết cho câu hỏi thép HRC là gì. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho các bạn về vấn đề này. 

Công Ty TNHH TM – DV Lộc Hiếu Phát

Bài Viết Liên Quan

Báo giá sắt thép xây dựng Đắk Lắk cập nhật mới nhất

Bảng báo giá sắt thép xây dựng quận Đắk Lắk cập nhật mới nhất 2023

Author: adminlhp Chức năng bình luận bị tắt ở Bảng báo giá sắt thép xây dựng quận Đắk Lắk cập nhật mới nhất 2023
Báo giá sắt thép xây dựng Cà Mau mới nhất

Bảng báo giá sắt thép xây dựng Cà Mau cập nhật mới nhất

Author: adminlhp Chức năng bình luận bị tắt ở Bảng báo giá sắt thép xây dựng Cà Mau cập nhật mới nhất
0938 337 999